[By VA@musketeerlady]

CHƯƠNG MỘT: BIẾT NGƯỜI BIẾT TA

Nguyễn Thu Trang Musketeerlady 27/06/2004

Ok, bạn không phải là cô cậu học sinh sao sáng 10 phẩy của trường, nhà giàu sụ, con yêu của thầy cô, 1500 SAT, đội trưởng của 3 loại thể thao khác nhau và có ông cố là một trong những người thành lập trường đại học Harvard; bạn cũng không phải là loại lẹt đẹt xách dép cuối lớp. Giống như hàng trăm ngàn thí sinh khác, bạn rơi vào một thế giới mờ ảo mà học sinh không ai muốn tự nhận: thế giới của những kẻ Bình Dân.

Đừng lo, tất cả mọi người đều Bình Dân ở một lĩnh vực nào đó (trừ phi bạn thuộc loại Cành Vàng Lá Ngọc kể ở trên, vậy thì đừng tốn thời gian đọc những dòng này làm gì. Chỉ cần bạn không viết essay về việc bạn thích thú tra tấn những con thú nhỏ ra sao thì chuyện vào Harvard dễ như trở bàn tay). Là người VN, thực ra chúng ta đã có lợi thế hơn một chút vì ta thuộc loại "minority group" và "international population" mà các trường đại học Mĩ rất thích tuyển mộ. Ngoài ra, còn nhiều nhóm đáng mời gọi khác như vận động viên thể thao, con cháu của cựu học sinh, cậu ấm cô chiêu của các tỷ phú (người có thể vận động quyên tiền)... Tất cả những người còn lại như chúng ta, cha mẹ làm ăn đủ no, nhà cửa tầm tầm, không phải là sao sáng của lớp nhưng cũng không phải loại Sổ Đen - chúng ta đều là Bình Dân theo đúng nghĩa đen của nó.

Xét một cách lạc quan nhất, Bình Dân là những người có tiềm năng làm nên việc; bi quan nhất, nó liệt bạn vào một trong hàng trăm các thí sinh khác có cùng lối sống và kinh nghiệm, không có gì đáng nổi bật. Ngoài chúng ta ra, "câu lạc bộ những con người bình dị" bao gồm các học sinh Việt Nam và các học sinh quốc tế khác. Mẹo hiệu qủa nhất để tách khỏi đám đông không mặt không tên và khẳng định cái "tôi" của mình là viết một bài luận thật tanh. Nhưng trước hết, ta cần phải hiểu thấu chỗ đứng của bài luận so với các yếu tố khác.

Đừng hoang tưởng, essay không bao giờ là yếu tố quan trọng nhất khi xét tuyển sinh. Nếu bạn học hành lẹt đẹt đằng đuôi thì giọng văn dồi dào cỡ Vũ Trọng Phụng cũng không cứu vẫn được gì, bởi vì bảng điểm tổng kết mới là lá át chủ của cuộc chơi.

1. Bảng điểm tổng kết: Lá bài chủ

Các bố già sẽ xem xét, trước hết là độ khó của các lớp học của bạn. Các lớp Honor, Gifted hay AP (dịch đại loại là chuyên, chọn, hay các lớp chuẩn bị cho đại học) sẽ được đánh giá cao hơn các lớp bình thường. Tiếp đó là điểm số. Điểm của năm lớp 11 và 12 đặc biệt được đánh giá rất quan trọng, do đó nếu bạn đã lỡ ham chơi năm lớp 9 và lớp 10 thì vẫn còn nhiều thời gian để "gỡ bàn." Quá trình chuẩn bị vào đại học bắt đầu từ khi bạn bước chân vào cấp 3, vì vậy tốt nhất là không nên lơ là ngay từ đầu để rồi phải vắt chân lên cổ mà vớt vát điểm.

2. SAT/ACT/TOEFL...

Các adcom thường rất đa nghi đối với các loại tests kiểu như SAT, ACT... nhất là vì gần đây nó cho ra đời đủ loại dịch vụ thi tuyển như Kaplan, Princeton, Baron (tớ cá là bọn ấy ít nhất đang luyện sách từ một trong các hãng trên). SAT là chữ viết tắt cho Scholastic Aptitude Test, dịch nôm na là Bài Kiểm Tra Năng Lực Học. Thế nhưng, các công ty luyện thi không chỉ phát hành sách giúp tăng điểm mà còn lăng xê các cua học nhồi nhét với giá tiền vài trăm đô, với lời hứa "học một cua tăng cho bạn 200 điểm" (về mặt quảng cáo luyện thi này có lẽ họ còn cần học tập thêm nền giáo dục của VN). Học thêm nhiều cua, luyện thật nhiều sách thì tất điểm cao. Thế nên, cuối cùng thì SAT đo được cái gì, khi thương mại và tiền bạc nắm vai trò lớn như vậy trong việc luyện thi? Nói cách khác, tuy một cô em nhà giàu, bố mẹ bác sĩ ở thành phố lớn và một cô gái học sinh ở tỉnh, cày ruộng ban ngày và chong đèn dầu luyện thi ban đêm, cùng đạt 550 điểm SAT Verbal, con số này mang hai ý nghĩa khác nhau một trời một vực. Trường hợp thứ nhất là chuyện hiển nhiên, trường hợp thứ hai là chuyện khác thường. Vì vậy, khi xét điểm, các adcom không chỉ nhìn vào con số mà còn nhìn vào khả năng kinh tế, đời sống... của bạn so với các đồng chí Bình Dân khác.

Một số trường như Bowdoin hay Bates thậm chí còn không bắt buộc SAT/ACT/TOEFL, tất nhiên có thì vẫn hơn. Ngay cả các trường yêu cầu SAT/ACT cũng cho 30 điểm hơn thiệt: 1300 SAT nghĩa là điểm của bạn dao động từ 1270 đến 1330.

Thế nhưng, cả bảng điểm và các bài kiểm tra vẫn chưa đủ. Cuối cùng thì con số vẫn chỉ là con số. Làm sao để adcom khám phá ra con người thật của bạn?

3. Phỏng vấn:

Thông thường sự khám phá đó không đến từ phỏng vấn - khó tin nhưng đó là sự thật. Theo lời một vị adcom dày kinh nghiệm, "phỏng vấn chỉ là công cụ xã giao," vì người phỏng vấn đã được dặn dò kĩ lưỡng rằng họ phải giữ thái độ chuyên nghiệp, cởi mở và ấm áp, bất cần họ suy nghĩ gì về quý vị nhất quỷ nhì ma trước mặt.

Tại sao phỏng vấn lại có ít ý nghĩa đến vậy? Thứ nhất là vì các phóng viên thường rất a-ma-tơ, bao gồm cựu học sinh (alumni), các học sinh bậc cao học (graduate students), thậm chí cả các học sinh hiện tại (undergraduate). Họ là con người, họ có cách nhận xét và đánh giá chủ quan mà các adcom không thể hoàn toàn dựa vào được. Một lí do khác nữa là một cuộc trò chuyện trên dưới 1 tiếng đồng hồ không thể nào đánh bại 12 năm mài đũng quần tụng kinh sử của bạn. Do vậy, nếu bạn không được phỏng vấn, đừng toát mồ hôi. Bạn vừa tiết kiệm cho mình 1 tiếng đồng hồ run rẩy trước một kẻ lạ mặt tay lăm lăm bút.

4. Thư giới thiệu của thầy cô:

Cái này thì chắc không cần nói nhiều. Học sinh ở VN chủ yếu viết thư tự khen mình rồi đem lên cho thầy cô kí - thế nên hiệu quả, chắc bạn cũng tự hiểu, sẽ không nặng ký lắm. Xin đọc thêm ở phần Thu Gioi Thieu

5. Bài luận:

Trong quá trình đào bới con người thật của bạn, bài luận không có gì đặc sắc hơn các phần khác, trừ một điểm: đây là nơi duy nhất bạn có thể diễn đạt bằng giọng của riêng mình - bằng cách mà bạn muốn. Điều khó khăn nhất có lẽ là bạn chưa bao giờ viết một bài văn nào như thế này. Khác với văn phân tích truyện Kiều hay research paper cho lớp lịch sử Mĩ, các adcom đọc bài luận văn này để tìm cái gì đó mới về bạn. Các học gia đã phân tích truyện Kiều đến nhàm bút rồi, thế nhưng bạn là một chủ đề hoàn toàn mới mẻ, chưa hề được khám phá, và các adcom háo hức trông đợi đến cơ hội này để tìm ra con người thật của bạn dưới nhữngcon số khô khan.

Còn việc các vị adcom đọc bài luận của bạn ra sao, xem tiếp CHƯƠNG HAI để hạ hồi phân giải.

 

CHƯƠNG HAI: KHÁN GIẢ BẤT ĐĂC DĨ

Nguyễn Thu Trang Musketeerlady 27/06/2004

Tám giờ tối thứ năm, gió thổi vù vù và tuyết quất ngựa truy phong trên các cành cây khăng khiu giữa lòng thành phố Crewsneck, Massachusetts. Một bóng người lê bước dọc theo campus của First Choice University, quần áo xốc xếch, lưng khòng xuống dưới sức nặng của một bao tải nặng trĩu vắt ngang vai, gò má hốc hác và quầng thâm dưới mắt chứng tỏ nhiều đêm mất ngủ. Một anh chàng vô gia cư đáng tội nghiệp.

Thế nhưng, một cái nhìn kĩ hơn dưới vành mũ bạc màu để lộ một gương mặt trẻ măng và đôi mắt mệt mỏi nhưng tinh nhanh. Ngó vào bao tải của anh, ta không thấy những bộ quần áo nhàu nhĩ, đôi giầy mòn đế hay chiếc chăn bông cũ như của nhiều kẻ lang thang khốn khổ khác. Thay vào đó, trong bao tải là hàng chống những phong bì màu cam - hồ sơ đại học cho First Choice University. Anh chàng già trước tuổi này thực ra mới chỉ hai mươi lăm, không say rượu và cũng không tuyệt vọng. Anh ta vừa mới rời nơi làm việc để lê bước về nhà. Tên anh là Henry Haggard, và anh là một adcom (admission officer) của trường đại học First Choice vào mùa tuyển sinh.

Henry ngán ngẩm nghĩ đến viễn cảnh của buổi tối thứ năm trước mắt: trong khi các đồng nghiệp của anh đang sửa soạn đi ăn tối ở các nhà hàng sang trọng thì anh đành chôn chân ở nhà để hoàn thành công việc - 30 hồ sơ phải đọc trước sáng mai. Đang thở dài, anh ta bỗng sáng mắt khi nhớ đến người bạn đồng hành tối nay của mình, một cô adcom lính mới còn rất trẻ, mới tốt nghiệp từ First Choice University năm ngoái.

Và thế là tối hôm đó...

CẢNH: Phòng khách của anh chàng Henry Haggard. Rải rác khắp trên các đồ đạc second-hand là những chiếc tất nhàu nhĩ đi suốt tuần và các mảnh Doritos vỡ vụn. Trong một góc phòng, chiếc TV đen trắng rền rĩ một cuộc đấu bóng chày. Henry năm xoài trên chiếc ghế đi-văng, chuyển mình liên tục. Thỉnh thoảng anh nhấc một chiếc phong bì vàng từ một tập phong bì cao ngất bên cạnh, uể oải nhìn lướt qua nội dung bên trong, nguệch ngoạc vài dòng bút chì, rồi vứt nó xuống sàn nhà. Anh đã dành phần lớn các buổi tối tháng này - thật sự là cả bốn mùa đông vừa qua - ở vị trí nằm xoài này. Đêm nay, trong trí tưởng tượng của anh, chiếc tủ lạnh tỏa một màu sáng xanh rờn rợn, những chai bia đông đá mời gọi như những nàng tiên cá bên kia đám bùn hồ sơ đại học.

Đối diện với anh, Sara Bleary ngồi chìm sâu trong chiếc ghế bành - 22 tuổi, trẻ trung, quyến rũ, nhưng đã có những vòng trũng thâm dưới mắt trong mùa tuyển sinh đầu tiên của cô. Bút chì trong tay, cô nhìn trân trân vào đống hồ sơ của mình, cũng cao ngất như của Henry. Hai người lừ đừ đọc hồ sơ như người nghiện, mắt mờ đục sau những giờ dài làm việc.

This part, you have to read in English. Sorry, but it is a must to retain the humor.

Sarah: You sure know how to show a girl a good time.
Henry: Welcome to life in the admissions office.
Sarah: Hey, there's an essay for you. (He does not look up. She reads from the application.) "I believe diversity of learning is the most important educational goal to have -"
Henry: (putting his hands over his ears) No more, I can't take it. Not while my baseball team is down 10 points.
Sarah: (going on) "For me, diversity has a double advantage: Firstly, it is to anyone's advantage to know about it as much as they can, and secondly, there are more than one or two things in which I am interested. I am not saying that it is not good to concentrate studies in one area later on, or that I want to learn all there is to learn, but rather that my four college years will be my chance to take a wider ranges of courses than I ever could...." No Hemmingway, is he?
Henry: The imagination of a hockey puck.
Sarah: I've been reading ones like these all night. But the thing is, he's a decent kid - I want to like him.
Henry: There's your first mistake
Sarah: (intent on the application) He's got OK grades in a good course load in a good school, active enough, but just so gray on the paper. He wouldn't stand out against a cement wall.
Henry: Here's your write-up (eyes close, dictating) "Respectable stats and the usual range of x-currics but bland bland bland. Teachers mention imagination and sense of humor not confirmed by essay. A numbers call at the end, but looks like WL (waitlist) at best."
Sarah: How can you say that without even looking at the files? Besides, you are wrong about the imagination and humor. They say he's earnest and hard-working.
Henry: So change it to, "Implied slavery is indeed confirmed by essay." I know that kid and thousands like him. Standard fare from private schools in Boston or New York or Chicago...
Sarah: It's Dallas, actually.
Henry: Same differences. Probably has NY parents.
Sarah: (confirms it in the file) All right, smart guy...
Henry: Maybe he's from the high-tax-bracket public schools in the middle class suburbs. Big difference, right? What's so likable?
Sarah: A little cynical, aren't we?
Henry: Just realistic. Wait till you've been at it a couple of years. Or months. The kid gotta come across the paper, or else when they come up for committee decision, you - and they- won't have a leg to stand on. I mean, I like to discover an NSTK as much as anyone...
Sarah: NSTK?
Henry: Neat Small Town Kid. but even they gotta come alive in the app. Haven't you noticed that most apps are the same as most others? These are teenagers, after all. I know they've really worked hard as assistant business manager of the newspaper and they're all individuals and "very unique" and all of that crap - at least, that's what they all say - but you wouldn't know it from their applications. And that's what counts.
Sarah: (yawning) What time is it?
Henry: (cheers up) Party time. Want a beer?
Sarah: no thanks (She pats the top of her pile of folders) Duty still beckons.
Henry: Duty doesn't have to be total agony.
Sarah: Yeah, well, I'ev been on this same kid for half an hour and I can't remember a thing about him. I think I'll get some more coffee.
Henry: Why don't you cut out the middle man and go straight to the No-Doz (aka Rejection). There's not enough coffee in Brazil to keep you alert for 40 folders. Have a beer - might as well enjoy yourself.
Sarah: don't try to corrupt me. I'm on a strict caffeine and popcorn diet. Besides, I'll fall asleep.
Henry: That never stopped anyone from reading folders. Sure, you'll have the occasional nightmare that every kid is a pre-something-or-another whose essays begin "Hello, I'm a very unique person" but you'll get over it. Some of my best evaluations are written asleep (He struggles up from the couch and goes into the kitchen).
Sarah: How do people do jobs like this for 10 or 15 years?
Henry (from the kitchen): Don't ask me.
Sarah: Didn't I hear this year is your last year?
Henry: Yup. My hitch for Mother First Choice is over (returning with a coffee pot and two beer bottles). Law school, here I come.
Sarah: It's not over yet.
Henry: True (He holds out a bottle) Brought one for you just in case. Sure you don't want some? (she shakes her head. He pours from the coffee pot into her cup)
Sarah: Maybe a sip of yours. (He hands her the beer; she sips and gives it back) Mmmm.
Henry: I'll tell you how they do it. The big guys don't read as many folders, for one thing.
Sarah: Assistant directors do.
Henry: (sitting up halfway) Hey, I'm assistant director. Assistant director means squat. You'll be assistant director too if you stay around 2,3 years and don't have any major screw-ups. I mean the directors and the associate directors. You think they read half the folders we do? No way, too much burnout. How far behind are you?
Sarah: Far.
Henry: How long does it take you to read a folder?
Sarah: I don't know, 15 minutes plus writing. Longer if I'm tired.
Henry: Well, there it is. Not bad, but you gotta do 5 or 6 an hour to keep from drowning. 10 minutes and get outta there. And hell, even that doesn't do it. What you realize is that, to do the job right, there aren't enough hours. And that's why God invents winter weekends.
Sarah: 10 minutes? How do you give it a good read?
Henry: After a while, most of them won't even take 5. The point is to get them done. Period. Sure you'll blow a couple, that's expected. But there're checks and balances along the way in the system. Even so, sometimes a kid falls through the crack. Can't be helped. Things happen fast. They have to.
Sarah: I was a little blown away by the speed of the early-action decisions in committe. I mean, boom boom boom, most kids took no more than 2 minutes.
Henry: Oh boy (shakes his head) Wait till regular committee starts in Feb. 2 minutes is an eternity. The December meetings are like slow action movie compared to March. Last year we made 444 decisions in one day between 10 and 4, and we broke for lunch for half an hour!
Sarah: I don't know why, but the last few days have been full of essays on dying pets by the pom-pom croud. And I've still got a bunch to go. Speaking of which...
Henry: Yeah, yeah. Reed. (They return to their folders, leafing through the forms, writing short paragraphs pf evaluation, and occasionally shaking their heads over an apps. Sarah sips at her coffee, Henry quaffs from his beer. He starts on the second bottle.)
Sarah: Hey, listen to this.
Henry: I warn you, what you're about to do constitutes assault with a deadly weapon in some states.
Sarah: (reading from the essay) "I, Bradley T. Borewell, am a happy, well-rounded student. Through much hard work and study I have been able to produce this result."
Henry: (clicking an imaginary rifle): Bang. It was self-defense, Your Honor.
Sarah: (yawning and stretching) I think today's exercise in sadomasochism is over.
Henry: Going so soon?
Sarah: (getting up and looking at the clock) It's almost midnight. There're still some left, but as you would say, what's tomorrow is for, right? (She piles the folders into a canvas bag.)
Henry: If it weren't so late, I'd ask you what you are doing later. I might ask you anyway.
Sarah: Very amusing, Henry.
Henry: Admission oficers are human too, you know.
Sarah: Doesn't feel like it. I feel like a folder-reading machine. Wind me up and I'll do 40 a day.
Henry: If you're lucky.
Sarah: See you tomorrow. Thanks for the coffee. And the wild time (She moves towards the door. Still on the couch, he twists and stretches out his arms in mock panic.)
Henry: No no, don't leave me here with them!
(but she is gone. Henry slumps back and looks at his file)
Henry: Five more, but first...
(He goes into the kitchen and returns with another beer. Settling on the couch, his eyes half-lidded, he picks up the next folder, his 38th of the day - YOUR APPLICATION.)

Fadeout, with the sound of snoring in the background.

 

1. Màn kịch trên có ý nghĩ gì?

Henry Haggard và Sarah Bleary. Hãy xăm soi họ cho kĩ - đó là khán giả cho bài essay của bạn.

Trong nhóm Committe đại học Mĩ (hay Nhóm Sếp Sòng Tuyển Sinh Đại Học) có chủ yếu hai loại người: Những Người Khốn Khổ và Bố Già. Những Người Khốn Khổ thường trẻ tuổi, năng động, nhiệt huyết, thường tốt nghiệp từ trường đại học họ làm việc cho. Thông minh nhưng không đến nỗi mọt sách, nhận làm việc để kiếm thêm tiền hoặc để tôn resume, giết thời gian cho đến lúc lên graduate schools. Một số trở thành high school counselors hoặc giáo viên. Henry Haggard và Sarah Bleary là Những Người Khốn Khổ.

Bố Già là những người sau tấm màn che, những kẻ giấu mặt đặt các luật lệ và tiến hành cuộc chơi. Như những người lính lâu năm, họ đã leo thang từ bậc tận cùng của những kẻ mắt mờ đọc essay đến đỉnh cao quyền chức. Con người của Bố Già dao động từ loại Niên Lão (lông mày rậm, hôligan bóng đá, xem gôn trên TV) đến loại trẻ trung, linh hoạt, gõ bàn phím như vuốt tóc.

Cả Bố Già và Những Người Khốn Khổ đều rất hăng hái trong các buổi tiệc tùng. Họ thân thiện, chuyên nghiệp trong các cuộc phỏng vấn và hay nở nụ cười tươi. Đâu đó bên trong là lòng quan tâm thực sự đến các nhân tài trẻ tuổi, thế nhưng giữa lòng quan tâm đó và sự thông cảm sâu bên dưới là một bức tường dày của tính hoài nghi, nhanh chóng đóng thành chai sạn. Đó là khán giả của bạn.

2. Ai là người quyết định?

Những Người Khốn Khổ và Bố Già chủ yếu là người đọc hồ sơ của bạn. Ở những trường nổi tiếng, hồ sơ ngập đầu, adcom thường thuê thêm người "đọc hộ," từ học sinh đã tốt nghiệp đến vợ của ông thủ trưởng. Làm việc càng lâu thì đọc càng ít hồ sơ, đó là điều đương nhiên. Trong admission office, đọc essays là công việc cu li. Điều ngược đời là người đọc có ít tiếng nói về mặt chính sách nhưng lại nhiều về mặt cá nhân - do đó nhiều tiếng nói về bạn, nhất là khi bạn rơi vào loại Bình Dân.

3. Lần đọc thứ nhất và thứ hai:

Mỗi hồ sơ được đọc hai lần. Henry và Sarah thuộc Lần Đọc 1: họ viết nhận xét chung và đánh giá bạn theo điểm số từ 1 đến 5, 6. Mỗi trường đại học có một cách chọn Lần Đọc 1 khác nhau. Như ở Brown, hồ sơ được đọc lẫn lộn; đến Lần 2 thì theo nơi ở và địa lý của bạn (VD: học sinh ở California, Oregon, Arizona do ông A đọc; học sinh từ Châu Á, Châu Phi do chị B đọc). Người đọc bài của bạn sau đó sẽ trình bày hồ sơ này trước Ban Giám Khảo (các vị áo cao mũ dày) để đi tới quyết định vào hay ra. Ở Columbia, ngược lại, Lần 1 sẽ được đọc theo địa lý, Lần 2 thì lẫn lộn bởi cán bộ giảng dạy, cựu sinh viên, và tất cả những ai đồng ý nhào vô để làm cho xong việc.

Phần lớn ở các trường, người đọc theo địa lý (Ông Địa) là người có tiếng nói trọng lượng nhất. Ông Địa sẽ so sánh bạn với các đơn hồ sơ khác trong cùng khu vực nơi bạn sinh sống, trường của bạn, nước của bạn. Một lẽ đơn giản là Ông Địa biết "bạn từ đâu đến."

Bài viết sưu tầm từ On Writing The College Application Essay. Tác giả Harry Bauld đã từng là adcom ở Brown University và Columbia University.

 

CHƯƠNG HAI (TIẾP): KHÁN GIẢ BÂT ĐẮC DĨ

Nguyễn Thu Trang Musketeerlady 27/06/2004

Đến khi hồ sơ của bạn tới tay Ban Sếp Sòng Tuyển Sinh Đại Học, quyết định cuối cùng sẽ được thông qua. Thường có: người đọc (và sẽ trình bày cho bạn), Bố Già, và một hoặc hai adcoms (tất cả mọi người khác đang bận rộn đọc hồ sơ.) Rất hiếm khi Ban Tuyển Sinh lật ngược gợi ý của người trình bày, và những cuộc đảo lộn như vậy thường liên quan đến con cháu của Cành Vàng Lá Ngọc.

CẢNH 2: GẶP MẶT BỐ GIÀ

Một căn phòng họp đàng hoàng trong admission office, với cửa sổ gỗ mun, lò sưởi lát đá cẩm thạch và kệ sách gỗ sồi. Trên tường là một bức ảnh của University FirstChoice từ thời chủ nghĩa thực dân. Giữa phòng, Henry Haggard, người trình bày, khom mình trên một chiếc ghế quay bọc da trước một chiếc bàn hình ôvan bóng lộn. Bên trái anh là Bố Già, bên phải là Sarah Bleary - ủy ban thường trực. Cạnh Henry là một khay chồng chất hồ sơ. Dưới sàn nhà bên chân Bố Già là ba khay đầy ụ khác: Admit (Ghi Bàn), Reject (Thẻ Đỏ) và Waitlist (Dự Bị). Trước mặt ba người là một tập giấy có đầy đủ tên tuổi học sinh, điểm SAT, xếp lớp và các số khác, gồm cả đánh giá từ 1 đến 5 của Ông Địa. Đối diện là một bảng dính đầy ảnh học sinh gửi kèm theo hồ sơ.

Godfather: What have you got?
Henry: 12 Admits, 97 Rejects, 3 Waitlist. And one great pic for the board.
Godfather: You are tough.
Henry: We are talking the Bronx, here.
Godfather: Alright. Start.
Henry: (hands Godfather the file, he flips through it) Brox Polytech first. Black girl with good numbers, no dad, oldest of four, all brothers, mom is a nurse, easy A. (As he will do for every folder, Godfather marks it with a special pen and throws it in the right tray. Henry hands him another folder.) Another easy one, astro numbers but not a nerd, works part-time with the homeless, teachers ecstatic, 2 sports - nothing special, but still - and a great essay about his best friend...
Godfather: Ok.
Henry: Next one not so easy, but a good one, I think. Some sparks here. Grades are solid in decent program, but check out the essay. "I do some of my best thinking in the bathroom," it starts (Link to essay)
Godfather: (glancing at it) C'mon.
Henry: Yup. But he plays it out really well - funny, thoughtful, really sharp. You don't see many like this. He's the kid you want in your class.
Godfather: If he doesn't spend all his life in the bathroom. (He writes A on the folder). Who's next?
Henry: Next one I want you to see before we hang him out to dry.
Godfather: Waitlist? Those stats are awfully good compared to the Bathroom Buddha.
Henry: Pre-med and as flat as a pancake personally. Unbelievably dumb essay, school just repeats the obvious about math-science ability, and teachers don't really know him.
Sarah: Is this the kid I read?
Henry: Yup.
Sarah: The essay is all about how working with virus made him a better person. He's deadly.
Henry: His dad is some kind of research doctor, that's how he got the lab job.
Godfather: Why not an R? What's keeping him in? You're saying he doesn't offer us a thing.
Henry: I'd be for an R but the school would go nuts.
Godfather: (Looking at the pile of files) That's it at old Bronx Polytech? 19 rejections?
Henry: That's right.
Godfather: (writing WL on the first and R on the rest of the folders) I don't want to hear from them on this.
Henry: I'll take care of it. They have a pretty good idea why - it's a pretty weak class.
Godfather: Next.
Henry: Ok, move on to Sacred Hearts Catholic High School...

 

Bạn đã cảm thấy chênh vênh chưa? Có điều, khung cảnh trên là sự thật. Bố Già không có thời gian để đọc essay của bạn, ông ta có thể đọc vài dòng đầu bài và kết luận, phần còn lại bị lướt qua. Những Người Khốn Khổ đọc bài và tóm tắt cho Bố Già - họ là kẻ bạn cần thuyết phục.

 

CHƯƠNG 3: NGUY HIỂM - CÓ NGƯỜI NGỦ GẬT

Nguyễn Thu Trang Musketeerlady 27/06/2004

Vậy là bạn đã nhìn thấy viễn tưởng của các vị adcom đằng sau tấm màn che, đã thấy tập hồ sơ dày cộp của họ. Bạn đã thấy rằng khi họ phải đọc 40 essays một ngày, họ rất dễ ngủ gật. Và bài essay của bạn có thể nằm trong tập hồ sơ đó, nó có thể là bài essay thứ 38 trong ngày. Nhiệm vụ tối quan trọng của bạn, vậy nên, là khuấy động các vị adcom không cho họ ngủ.

Một người nào đó đã nói rằng trên thế giới này chỉ có 12 câu truyện là nguyên bản, tất cả các truyện khác đều là thêm thắt từ 12 bản này mà ra. Một người khác lại nói là viết essay cho đại học cũng như một cuộc thi kể chuyện: ai kể hay nhất thì người đó thắng. Vậy làm thế nào để bạn múa bút ra một bài văn độc đáo trong khi chỉ có 12 câu truyện nguyên bản mà tới những hàng trăm nghìn học sinh?

Những anh chàng adcom tội nghiệp Henry Haggard khắp nước Mĩ đang ngáy khò khò trên ghế đivăng vì họ biết quá rõ văn thế nào là "nhàm." Bạn, các vị Nam Cao tương lai, cũng cần biết để mà tránh xa tệ nạn văn vẻ khô không khốc ấy. Hãy lục lọi bao tải của Henry để nghía các liều thuốc ngủ mà học sinh khắp nơi đã không khôn ngoan chất đống bên trong. A ha, chúng ta không cần phải thò tay vào sâu:

1. Dế Mèn Phiêu Lưu Ký:

Đây là các bài văn về các cuộc phiêu lưu đến Anh, Israel, Đà Lạt, và phổ biến nhất chính là nước Mĩ mà các chú dế nhà ta đã may mắn trải qua. Phần lớn các Exchange Students chọn viết về đề tài này vì đó quả là một kinh nghiệm đổi đời đối với họ: họ có cơ hội ở với một gia đình người nước ngoài, hòa nhập vào một nền văn hoá khác, nói tiếng nói khác vân vân và vân vân. Thế nhưng, dù có ở đâu đi nữa, các chú Dế Mèn đều nhất quyết tảng lờ các chi tiết nhỏ nhoi (nhưng rất quan trọng) để sa vào lối mòn ngoác bút tâng bốc cái sự "nhàm": "I had to adjust to a whole new way of life. The first thing I noticed was the food, which was very different, as well as the custom. The people around me speak a different language, and it's very hard for me to understand them. But at the end of my stay, I have learnt to appreciated those differences..." Bài văn như thế này, bạn cũng có thể đoán ra, không "different" là mấy so với hàng trăm ngàn bài văn cùng loại. Dường như tất cả các chú Dế Mèn đều "dấn thân vào các cuộc rượt đuổi đứng tim, các pha sống chết gay gấn" và cuối cùng, đều "học được bài học quý giá về bản thân." Ngạc nhiên chưa?

Thế nhưng, đâu rồi những chi tiết về người bạn Dế Quắt, đâu rồi cái giọng run run sợ hãi trước chị Cốc, đâu rồi mùi cỏ thơm ngát và màu mây xanh thẳm khi Dế Mèn cất bước lên đường? Hãy đọc lại Tô Hoài, thiếu nhưng chi tiết ấy tác phẩm trứ danh "Dế Mèn Phiêu Lưu Ký" sẽ không còn cái đặc trưng của nó nữa.

Cái công thức "In my trip to ABC country, I have experienced DEF and faced dificulties like GHI. But in the end, I have learnt to work with other people and discovered my ability" không và không thể giúp bạn thành công được. Thay đổi đoạn đầu tiên thành "In my work as a terrorist" và tất cả những cái còn lại vẫn chẳng khác gì nhau.

2. Hoa Hậu Mĩ:

Đây là loại essay toàn lan man đến các vấn đề vũ trụ như "I think World Peace is the most important thing we need..." giống như một hoa hậu chính cống. Từ vấn đề World Peace bài văn có thể lăng quăng đến các tranh luận xưa như Trái Đất khác: gay marriage, weapon of mass destruction, Viagra... Dù bạn có mãnh liệt với quan điểm của mình đến đâu đi nữa thì những vấn đề cao xa như vậy nhiều nhất cũng chỉ như một bài báo khô khan. Các adcom không quan tâm đến Iraq hay người bệnh HIV ở Châu Phi khi họ đang duyệt hồ sơ của bạn. Họ muốn nghe về bản thân bạn. Do đó, trừ khi những chủ đề này có liên quan trực tiếp đến kinh nghiệm đổi đời cùa bạn, đừng bao giờ viết liều. Dành câu trả lời đó cho các cuộc thi hoa hậu.

3. Three D's:

Đừng bao giờ lên giọng chỉ cho adcom cách họ nên nghĩ về bạn: "I honestly belive that I have the discipline and determination and diversity to succeed at whatever I do." Có thể bạn có, thế nhưng cách nói ấy sẽ chi khiến adcom đặt 3 chữ D của bạn thành một chữ Dull (nhàm chán) mà thôi. Cách suy nghĩ của họ về con người và cá tính của bạn cần được cảm nhận sau khi họ đọc bài viết của bạn, chứ không phải bạn nói cho họ (Show, Don't Tell). Đừng nói với họ bạn là người can đảm, chỉ cho họ thấy khi bố mẹ bạn li dị, bạn đã tự đạp xe đi học, tự an ủi chăm sóc mẹ và chăm nom nhà cửa ra sao. Đừng nói với họ bạn là người giàu cảm xúc, hãy kể cho họ nghe hàng ngày bạn đã tự xịt lốp xe của mình để ông già bơm xe cạnh ngõ được 1000 đồng ra sao.

Note: Nếu những chuyện đó không có thật thì đừng nên nói dối. Adcóm đã đọc qua hàng trăm nghìn essays, họ biết phân biệt thế nào là giọng nói chân thật và hời hợt. Tất nhiên, chuyện thêm mắm thêm muối là chuyện thường ngày - nhưng thêm thế nào cho vừa phải, đừng để quá mặn hoặc quá cay, chỉ làm hỏng món ăn thôi.

4. Đường tiến tới vinh quang: (không cần đến The Wall thể hiện)

Đây là sự tổng hợp nguy hiểm của Dế Mèn Phiêu Lưu Ký và Three D's. Công thức đơn giản nhưng hấp dẫn (vì quá đơn giản): "But, finally, when I crossed the finish line/got that first prize/got an A in that course/see a smile in my mother's eyes/teach that kid, I realized all the hard work had been worth it." Tại sao tất cả mọi thứ đều phải kết thúc một bài ca chiến thắng nổ lỗ mũi? Thất bại là mẹ thành công, nếu bạn tự nhận được điểm yếu và thất bại của mình, bạn càng "người lớn" hơn trong con mắt các vị quan tòa làm việc quá giờ.

5. Lão Hạc (hay Tích Ôn Nghèo Kể Khổ)

Có lẽ đây là chủ đề thông dụng nhất, dễ dàng nhất, mà do đó cũng ướt át nhất của học sinh Việt Nam. Đến từ một đất nước đang phát triển, cuộc sống của người Việt Nam tất nhiên có rất nhiều khó khăn mà người Mĩ không biết tới. Thế nhưng, đây không phải là lúc bạn ỉ eo ôn nghèo kể khổ đề làm động lòng adcom, rồi hi vọng họ cảm thấy tội lỗi vì cái khiếp nghèo của bạn mà nhận bạn, rồi cho luôn học bổng toàn phần. Những câu truyện kiểu Lão Hạc có thể làm cho adcom cảm động đến sụt sịt, và cũng lo sợ đến sụt sịt luôn ("Sao mà con bé này nó thê thảm thế") Cứ tưởng tượng học sinh tất cả các nước đang phát triển trên thế giới, nếu mà đều kêu khổ như vậy, thì anh chàng Henry tội nghiệp của chúng ta, suốt ngày phải đọc các bài văn u ám, cũng sẽ điên đầu mất.

Điều quan trọng nhất cần nắm bắt ở đây là dù bạn có kêu khổ mấy mà không chứng tỏ được bản thân mình thì cũng chẳng có hiệu quả gì. Adcom sẽ băn khoăn, "Thật tội nghiệp cho cô/cậu học sinh này quá, thế nhưng... chẳng thấy ấn tượng gì cả." Một lần nữa, Show, Don't Tell. Bạn có thể kể cho họ nghe hàng ngày bạn đạp xe (hay nếu thích phóng đại thì đi bộ) 10 cây số đến trường ra sao, nhưng câu hỏi tiếp theo là "So what?" Các adcom thường tìm tòi trong bản chất thí sinh các đức tính tốt, vượt khó để khiến họ cảm phục. Nếu anh Nguyễn Ngọc Ký không kiên trì tập viết bằng chân thì có lẽ đã không gây nhiều cảm xúc trong lòng người đến thế. Adcom không chỉ quan tâm đến những khó khăn của bạn mà quan trọng nhất, họ muốn biết bức thông điệp lạc quan về quá trình bạn vật lộn và vượt qua những khó khăn đó ra sao.

6. My favorite thing:

Loại essay này liệt kê (không bao giờ nên liệt kê) những sở thích của bạn: chó Nhật, quyền tự do báo chí, cầm kì thi họa, chè thập cẩm; và những thứ mà bạn ghét: vũ khí nguyên tử, phân biệt chủng tộc, màu đen. Adcom gọi loại văn chương này là Fluffball, hay Bông Gòn. Lí do: nhẹ như bông gòn, không có tí trọng lượng nào, không có bản chất, có lẽ tệ nhất là họ sẽ liệt bạn vào hạng "the ignorant happy people" (những kẻ hạnh phúc và ngẩn ngơ).

7. Cuộc đời tôi:

Nỗ lực tóm tắt cuộc đời 17, 18 năm của bạn trong vòng 500 chữ khiến nhiều nhà văn học trò ôm đầu bứt tóc và các adcom khóc thét vì các bài văn quá đỗi ngớ ngẩn.

  • Ngớ Ngẩn Số Một: bắt đầu bài essay bằng câu "Hello, my name is..."
  • Ngớ Ngẩn Số Hai: "I am a very unique person with many interests, abilities and goals." Liệu bạn có muốn đọc 300 bài văn mở đầu như thế này

Cuộc đời của bạn không thể "bị" tóm tắt trong vòng 500 chữ (hopefully not), vì vậy đừng thử làm gì. Thay vào đó, hãy tập trung vào một ấn tượng hay một sự kiện thật đặc sắc và đào sâu vào đó. Cô giáo dạy Creative Writing của tôi, một nhà văn chuyên nghiệp, từng nói "Trong một câu truyện ngắn dưới 1000 chữ, người làm văn giỏi nhất cũng chỉ có thể phát triển được toàn diện hai nhân vật chính." Hai nhân vật chính ở đây là bạn và sự kiện đáng nhớ của bạn, hãy tận dụng hết 500 chữ ấy, nửa chữ vứt đi cũng là hoang phí.

Các anh chàng Henry vẫn đang ngáy khò khò vì học sinh khắp thế giới vẫn đang tự hỏi mình một câu hỏi sai lầm, "What do they want on those college essays?" Đừng chối, bạn muốn viết cái mà họ muốn đọc như một kiểu tán dương cổ điển. Thế nhưng, bạn không thể bắt adcom có cảm tình với bạn. Bạn không thể bắt họ nghĩ về bạn như bạn muốn. Adcom, qua quá trình vật lộn trên giang hồ tuyển sinh, được trang bị với một chiếc áo giáp mà Enerst Hemmingway gọi là "a built-in shock-proof shit detector" để đối phó với bọn nhất quỷ nhì ma giả tạo. Khó nhất trên đời là tìm cách để phá vỡ cái bản năng ấy - adcom ghét nhất là những kẻ dám cả gan thử.

Tôi đã giành quá nhiều thời gian về những cái Không Nên Viết. "Now what?" bạn hỏi, "Còn gì còn lại để viết đây?"

Câu trả lời rất đơn giản, Everything.

Tiếp tục xem Phần 1: Múa bút